Trang

Hoa Nhân Ái

Bạn có biết về một món quà, món quà khiến người cho kẻ nhận thành bạn của nhau, món quà khiến người cho kẻ nhận được trở thành người hơn; món quà làm người cho có cơ hội nhận ra chính mình, món quà làm người cho trở thành người được nhận. Vì món quà ấy được cho và nhận trong tình yêu. Tôi muốn nói đến Hoa Nhân Ái.

Tình Yêu ...

Mỗi loài hoa đều có mảnh đất của riêng mình. Hoa hồng chỉ nở trên mảnh đất màu mỡ; Hoa xương rồng chỉ nở trong sa mạc.


Riêng Hoa Nhân Ái chỉ có thể nở trên sa mạc của lòng người, nhưng được tráng bằng một lớp đất màu mỡ của yêu thương.

Không ai có thể diễn tả được tình yêu là gì. Nhưng có thể nói đôi điều về miền đất có thể nảy sinh tình yêu. Đó chính là sự hy sinh tự nguyện. Sự hy sinh làm cho ta thành người, làm cho ta thành bạn của người bên cạnh, trước khi có thể nhìn nhận người bên cạnh là người, là bạn của chính mình.

... và Lòng Nhân Ái

Trên vùng đất hy sinh, tình yêu đâm chồi và kết hoa nhân ái, trái của nó là tất cả những gì chúng ta nhận thấy. Ai dám bảo rằng đó là điều không cần thiết trong cuộc sống thực dụng hôm nay ?

Hoa Nhân Ái : rất dễ nhưng cũng rất khó trồng tỉa, rất dễ nhưng cũng rất khó trao tặng, rất dễ nhưng cũng rất khó đón nhận, rất dễ nhưng cũng rất khó nhận ra. Điều khó-dễ ấy là do tình yêu nơi cho và kẻ nhận. Bởi cho không phải là dư của và nhận không phải do thiếu thốn, nhưng là tất cả người cho và kẻ nhận đã cảm thấy khuôn mặt của Tình yêu và cố gắng diễn tả tình yêu ấy...

Nguồn:KHPT.net

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Lần đầu Lên Chùa

Vừa xong hàng núi công việc đầu óc cảm thấy nhẹ tơn, tôi sung sướng mở hộp thư check mail, một subject nổi bật đập vào mắt : Chùa Phật Minh…. được gởi từ một người bạn xa lắc nửa vòng trái đất.

Sửng sốt đến bàng hoàng tôi bật thành tiếng : “ Gần sát nách mà mình không hay biết gì hết vậy cà ?!” rồi phục lăn cô bạn “tào lao” cái gì cũng gánh vác. Lần nầy thì nội dung thư kêu gọi giúp đỡ trẻ mồ côi đang được Sư Cô Ngộ Mai nuôi dạy tại Chùa Phật Minh cạnh cầu An Hóa huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Thật là xúc động trước tình cảm của những người Việt xa quê luôn hướng về VN mà cũng không ngờ Chùa Phật Minh lại nuôi nhiều trẻ đến như vậy – 26 em trong hình khoảng từ 3 đến 16, 17 tuổi tóc đều chừa vá và đồng loạt mặc áo vạt mẻ lam, vàng.

Vừa đọc xong, tôi lật đật chạy sang nhà cô bạn nhỏ tuổi mà từ lâu thân thiết như chị em ruột để bàn tin sốt dẽo. Nghe hỏi Nhỏ cười : - Tại chị không check mal nên chưa biết chớ vụ nầy em biết mấy hôm rồi, chị N nói Cô B của chị hay tin từ một người bạn về VN. Ngày mai nầy Chị E T sẽ đến nhận tiền của mấy Tỷ ấy gởi để đem qua Chùa phụ lo cho các em. Tôi trách Nhỏ không cho hay sớm để sắp xếp công việc có thể cùng đi với E T. Nhỏ la : - Ai biết tỷ ngứa đâu mà gải !

Chiều hôm sau , tôi nhớ là chủ nhật cuối tháng 3.2010 sau khi sắp xếp công việc riêng đã xong , phone cho Nhỏ thì được biết E T đã nhận tiền và thuê xe Honda ôm đi rồi . E T chưa biết Chùa ở đâu mà gan cùng mình ! Thật là ai nghe tin nầy cũng nôn nóng muốn gặp các em. Tôi bàn với Nhỏ : - Nè sẵn gặp anh V T đi công chuyện ghé qua hay là mình cùng đi thăm các em vào chiều nay luôn đi. Nhỏ tán thành liền và được anh V T hưởng ứng . Thế là đúng 3 giờ chiều cả bọn lên đường trực chỉ Chùa Phật Minh trên 2 chiếc Honda xập xình .

Lần đầu đến Chùa sao có cảm giác đường xa quá , thấy chân cầu An Hóa mới mừng, rồi rẽ trái… và trái nữa thì mới thấy cổng tam quan sừng sửng uy nghi . À! Ra là một ngôi Chùa cổ ! Trong sân vài Tiểu nhỏ đang chơi thấy khách đến chạy ào ra mừng rỡ ríu rít lễ phép khoanh tay : “ - Chào Cô, chào Chú mới đến, Sư Phụ con trong kia kìa ! “. Có em nắm tay, có em đòi bế tíu ta tíu tít . Chùa chắc được xây dựng từ thế kỷ trước : Mái ngói thấp kiểu xưa như tất cả các ngôi chùa ở nông thôn, nằm nép mình dưới hàng cây dương cổ thụ. Phía trái có vài cái tháp là nơi an táng các vị Sư quá vãng của Chùa , bên phải là nhà dài dùng làm bếp có hành lang khá rộng để mấy bộ bàn ghế đá và một bàn dài thật nhiều ghế xung quanh chắc là nơi để các em dùng cơm, một phòng nối tiếp nhà bếp đang xây dang dở , hình như bị tạm ngưng .Sau Chùa là một dãy nhà , nơi để các em nghỉ ngơi , học hành .

Sư Cô Ngộ Mai tiếp chúng tôi tại hành lang nầy vì Chùa không có phòng tiếp khách riêng. Sư Cô khoảng trên dưới năm mươi tuổi, dáng người thấp đậm, vẽ mặt phúc hậu, luôn tươi cười với các em đang vây quanh Sư cô và chúng tôi. Một tiểu cở ba, bốn tuổi tóc chừa ba vá, xúng xính trong bộ áo vạt mẻ màu vàng rộng thùng thình , mặt mày sáng láng lại gần dựa vào khách. Các tiểu đều có vẽ ngoài giống nhau nên khó phân biệt trai gái. Tôi hỏi :- Con tên gì ? con là trai hay gái ? Chú tiểu lễ phép trả lời : “- Con tên Minh Thông , con là con trai đây nè “,vừa nói vừa tự nhiên kéo đủng quần xác nhận giới tính. Cả chủ lẫn khách đều cười ồ… cười muốn chảy nước mắt vì thương quá nét ngây thơ của em. Sư cô Ngộ Mai bảo : - Minh Thông hát cho các cô chú nghe đi ! Minh Thông lập tức đứng dậy tạo dáng ca sĩ hát liền :

“ Con ải con ai

Đem bỏ Chùa nầy

Không phải con Thầy

Thầy cũng nuôi luôn”

Nhỏ em kết “ mô đen “ với Minh Thông từ đó. Các Tiểu khác cũng lật đật trổ tài hát hò nhiều bài rất dễ thương tạo bầu không khí ấm áp gần gủi khiến chúng tôi có cảm giác quen biết với các em từ lâu lắm rồi.

Sư Cô cho biết Chùa không có nguồn kinh tế nào khác , mọi chi phí đều dựa vào lòng hảo tâm của bá tánh thập phương, cũng có khi các Chùa khác trong vùng hổ trợ thêm. Chùa đang dự định làm phòng phát hành kinh sách kết hợp sản xuất nhang để tự túc kinh tế cho Chùa ; nhưng đang xây dang dở rồi phải ngưng vì không đủ tiền. Sư Cô vốn sức khỏe cũng không tốt lắm, gốc có bệnh tim nhưng nhiều lúc lo cho các em cũng quên mất bệnh. Đợt vừa rồi có 3, 4 em bệnh cùng một lúc , lại nằm viện ở 2 nơi khác nhau nên rất khó khăn. Chùa có 3 người lớn trong đó chỉ Sư cô là người xuất gia , hai người còn lại 1 bà trên sáu mươi , 1 cô trên bốn mươi để quán xuyến và chăm sóc các em. Ngoài ra đều dựa vào Phật tử đến làm công quả mỗi ngày trong các khâu nấu ăn, tắm, giặt chăm sóc các em nhỏ. Nói chuyện đến đây thì có cô Phật tử đến mời chúng tôi dùng cơm chay vừa dọn ở bàn kế bên , một cô khác dẫn các em nhỏ đi tắm. Các cô rất giỏi việc bếp núc, mới đó mà đã làm xong bánh xèo và gỏi cuốn đãi khách. Sư cô Ngộ Mai thân mật ngồi dùng bữa với chúng tôi .

Mặt trời đã ngã bóng, nhà bếp chuẩn bị dọn cơm cho các em. Vì đường về còn xa nên chúng tôi không thể nán lại để tận mắt nhìn cảnh tập trung dùng cơm của các em, đành từ giã ra về hẹn ngày khác lại đến . Trước khi chia tay, sau khi thống nhất tài chánh trong nhóm Nhỏ em còn trao Sư Cô năm trăm ngàn nói là thêm vào số tiền hai triêu hai trăm ba chục ngàn mà E T đại diện nhóm Tỷ Muội gởi hồi sáng. Tạm biệt các em nhỏ với nhiều lưu luyến , có em đưa ra tận cổng Tam quan bịn rịn chưa muốn quay vào làm chúng tôi rất cảm động.

Hẹn lần sau nhé ! Lần sau sẽ có quà cho các em và ở lâu hơn để được chia xẻ với các em nhiều hơn.

Thu Phai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét